KHÁM PHÁ NHỮNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VỚI NƯỚC

          Trẻ nhỏ thường có xu hướng tò mò, hứng thú với vạn vật đang diễn ra trong thế giới xung quanh và liên tục đặt ra hàng vạn các câu hỏi “tại sao?” . Việc cho trẻ tiếp cận, tìm hiểu về khoa học từ sớm sẽ giúp trẻ hiểu được bản chất của các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống, từ đó thúc đẩy sự phát triển và khả năng tư duy của trẻ. Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú và tạo cảm hứng cho trẻ khám phá khoa học thì cách tốt nhất là cho chúng tiếp xúc với thực tế thật nhiều. Hãy thử thực hiện những thí nghiệm khoa học đơn giản cùng trẻ ở nhà, có thể bạn sẽ ngạc nhiên với những niềm yêu thích và khả năng học tập của trẻ thông qua hoạt động này đấy.

          Nước chiếm đến 70% diện tích bề mặt trái đất của chúng ta bởi vậy đây là hợp chất vô cùng quan trọng và gần gũi với chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Nhưng những điều kì diệu về nước không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy cùng B.STEM khám phá những thí nghiệm vô cùng đơn giản với nước để mang lại cho trẻ những bài học vô cùng bổ ích và thú vị nhé!

  1. Trứng nổi, trứng chìm:

          Chuẩn bị:

  • 2 quả trứng,
  • 2 ly nước
  • Một ít muối.

          Thí nghiệm:

  • Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào.
  • Cốc 2: Đổ nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối, khuấy để muối tan hoàn toàn. Khi nước nguội trở lại thì ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

       

          Hiện tượng:

  • Thả một quả trứng vào cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy.
  • Tuy nhiên, khi thả trứng vào hai cốc còn lại, trứng sẽ nổi lên.

          Giải thích:

  • Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc.
  • Cốc 2 trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìm xuống được.
  1. Hiện tượng vòi rồng trong lọ

          Chuẩn bị:

  • Nước
  • Lọ thủy tinh trong suốt có đậy nắp (càng cao càng tốt)
  • Nước rửa bát
  • Thuốc nhuộm hoặc phẩm màu
  • Sequin (kim sa)

          Thí nghiệm:

  • Đổ nước đầy 3/4 bình và thêm một vài giọt nước rửa bát
  • Sau vài giây, thêm thuốc nhuộm (hoặc phẩm màu) và sequin. Những thứ này có tác dụng giúp cho trẻ nhìn rõ vòi rồng hơn.
  • Đóng nắp lọ, lắc theo chuyển động xoắn ốc và quan sát.

          Hiện tượng: Khi lắc bình theo chuyển động tròn, bạn sẽ tạo ra một vòng xoáy nước như vòi rồng tí hon.

          Giải thích:

          Nước chuyển động nhanh quanh trung tâm xoáy nước là do lực ly tâm. Hiện tượng vòi rồng cũng xảy ra trong tự nhiên nhưng chắc chắn trẻ chỉ nên nhìn thấy nó chỉ trong lọ thí nghiệm ở nhà.

  1. Trong lòng trắng, ngoài lòng đỏ:

          Chuẩn bị:

  • 1-2 quả trứng,
  • Băng dính,
  • Một chiếc tất da mỏng,
  • Một nồi nước.

          Thí nghiệm:

  • Trước khi bắt đầu, bạn nên quan sát quả trứng bằng đèn pin. Rất dễ nhìn xuyên qua.
  • Sau đó bọc kín trứng bằng băng dính.
  • Đặt trứng vào khoảng giữa tất, vặn xoắn hai bên.
  • Cầm hai đầu tất và xoay trứng quanh trục của nó.
  • Soi đèn pin thêm lần nữa để xem trứng sẵn sàng cho sự kỳ diệu.
  • Luộc trứng mà không cần tháo băng dính, đảo nó từ mặt này sang mặt kia. Luộc trong 10 phút, sau đó để nguội và bóc vỏ

           Hiện tượng:

  • Kết quả, bạn sẽ có một quả trứng với lòng đỏ bên ngoài và lòng trắng bên trong!

  1. Lọ nước cầu vồng

          Chuẩn bị:

  • Một lọ thủy tinh,
  • 5 cốc nhỏ, một cốc nước nóng, một chiếc muỗng,
  • Một ống tiêm
  • Một ít kẹo: 2 màu đỏ, 4 màu cam, 6 màu vàng, 8 màu xanh và 10 màu tím.

          Thí nghiệm:

  • Đổ 2 muỗng canh nước vào mỗi cốc. Cho kẹo đúng số lượng vào cốc theo từng màu. Nước nóng sẽ giúp kẹo hòa tan nhanh hơn. Nếu kẹo tan chậm, bỏ vào lò vi sóng trong 30 giây.
  • Để chất lỏng nguội theo nhiệt độ phòng.
  • Sử dụng ống tiêm, đổ chất lỏng vào lọ thủy tinh, bắt đầu với cốc có lượng chất lỏng nhiều nhất (màu tím) và kết thúc với cốc có lượng chất lỏng ít nhất (màu đỏ).
  • Sẽ tốt hơn nếu nhỏ các giọt nước vào cạnh bình để chúng rơi xuống từ từ.

          Hiên tượng:

  • Kết quả là bạn sẽ có một cốc nước cầu vồng.

          Giải thích:

  • Toàn độ bí mật ở đây là mật độ chất lỏng. Các lớp dày hơn và nặng hơn di chuyển xuống dưới nhanh hơn, trong khi lớp mỏng hơn nổi trên bề mặt.
  1. Chọc bút chì xuyên qua túi nước:

          Chuẩn bị:

  • Một túi ni-lông được làm từ polyethylene,
  • Một cây bút chì thông thường,
  • Nước.

          Thí nghiệm:

  • Đổ nước đầy vào túi và buộc túi lại.
  • Sử dụng các bút chì xiên vào túi nước.

          Hiện tượng:  Nước không bị tràn ra khỏi túi.

       

          Giải thích:

  • Khi bạn đổ nước trước rồi sau đó dùng bút chì xiên vào túi thì túi không bị rò nước ra ngoài vì đây là do nguyên lý. Khi polyethylene bị phá vỡ, tức là bị bút chì đâm vào thì các phân tử sẽ di chuyển lại gần nhau hơn và các polyethylene đã thắt chặt vào cây bút chì nên bạn sẽ không thấy nước rò ra ngoài.
  1. Làm đèn Lava với nước:

          Chuẩn bị:

  • Nước,
  • Dầu ăn,
  • Viên sủi,
  • Chai.

          Thí nghiệm:

  • Bạn đổ nước vào chai, cho một vài giọt dầu và một ít phẩm màu rồi đốt nóng đáy chai lên,
  • Thả thêm một hoặc 2 viên sủi là bạn sẽ thấy màu sắc của chiếc đèn tự làm này trông cực đẹp.

       

          Giải thích:

  • Khi phẩm màu dưới đáy chai được làm nóng lên thì dầu sẽ trở nên nhẹ hơn dầu và di chuyển lên phía trên. Khi chúng nguội dần sẽ lại di chuyển xuống dưới tạo thành dòng dịch chuyển cực đẹp.
  1. Mực tàng hình

          Chuẩn bị:

  • Nước chanh,
  • Tăm bông ngoáy tai,
  • Giấy trắng,
  • Bóng đèn điện.

          Thí nghiệm:

  • Vắt chanh vào bát, cho thêm vài giọt nước, dùng thìa khuấy đều.
  • Dùng bông ngoáy tai nhúng vào hỗn hợp nước chanh và dùng nó để viết chữ lên tờ giấy trắng.
  • Đợi đến khi nước chanh khô, lúc này mẩu tin nhắn sẽ hoàn toàn vô hình.
  • Khi hơ nó trên ánh đèn điện hoặc lửa, sức nhiệt nóng sẽ làm cho dòng chữ đã viết hiện lên. Bé sẽ rất thích thú khi học được thí nghiệm này đấy.

          Hiện tượng:             

  • Hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác chữ sẽ nổi lên

       

          Giải thích:

  • Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị acid phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại.
  1. Bắp cải sắc màu:

          Chuẩn bị:

  • 1 bình nước
  • 4 cốc
  • 1 thìa
  • 1 bắp cải thảo
  • Phẩm màu

          Thí nghiệm:

  • Đổ nước vào các cốc.
  • Nhỏ vài giọt phẩm màu vào nước.
  • Khuấy nước.
  • Cắt lá cải thảo.
  • Đặt lá vào trong các cốc.
  • Đợi 12 tiếng.

          Hiện tượng: Những chiếc lá đổi màu

          Giải thích:

  • Hệ thống mao dẫn hút chất lỏng từ dưới lên trên. Ống mao dẫn càng hẹp, lực hút càng tăng, nước càng dâng cao.
  • Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho là cây bị cắm vào những chiếc ly có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây.
Các tin tức khác