Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên rực rỡ nhất của khoa học khám phá vũ trụ. Rất nhiều điều huyền bí, diệu kỳ đang diễn ra ngay trong chính vũ trụ của chúng ta. Hệ Mặt Trời là một trong những ẩn số tuyệt vời đó. Hãy cùng BME tham gia vào cuộc hành trình khám phá để tìm hiểu thêm về những sự thật thú vị về hệ Mặt Trời nhé!
- Hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời bao gồm các hành tinh và mặt trăng xoay quanh chúng, các tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi.
Ngoài các hành tinh chính thì Hệ mặt trời còn có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này có kích thước thay đổi như: sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh…
- Hệ Mặt Trời của chúng ta bao nhiêu tuổi?
Theo các nhà khoa học, hệ Mặt Trời được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Các vẫn thạch, hay là các mảnh đá vũ trụ rơi xuống Trái Đất, đã giúp các nhà khoa học tìm hiểu tuổi của hệ mặt trời.
Những mảnh khác vẫn bay trong hệ mặt trời từ khi đám mây bụi nguyên thủy kia tan rã, trước khi các hành tinh trong hệ hình thành. Thiên thạch Allende rơi xuống Trái Đất vào năm 1969 và vỡ ra trên địa phận Mexico là thiên thạch xưa nhất mà chúng ta biết. Nó có niên đại 4,55 tỷ năm.
Bằng cách sử dụng kính hiển vi, bộ lọc quang phổ, máy ảnh kỹ thuật số SLR tiêu chuẩn, phần mềm máy tính… nhà khoa học Jeff Barton đã ghi lại hình ảnh thế giới óng ánh bên trong các mảnh thiên thạch 4,5 tỷ tuổi.
- Những hành tinh chính của hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời và 8 hành tinh quay quanh, theo các quỹ đạo ellip gần tròn. Vòng trong có 4 hành tinh dạng rắn như sao Kim, sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa, vòng ngoài có 4 hành tinh trong đó có 2 hành tinh dạng khí vô cùng lớn là Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương là hai hành tinh băng giá khổng lồ.
Tám hành tinh chính của hệ Mặt Trời được chia thành 4 hành tinh vòng trong và 4 hành tinh vòng ngoài.
- Vành đai tiểu hành tinh
Vành đai tiểu hành tinh nổi tiếng nhất trong hệ Mặt Trời mà chúng ta biết đến nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tại đó, có hàng chục nghìn tiểu hành tinh bay theo quỹ đạo, nhưng chúng ở cách xa nhau nên rất ít khả năng va chạm. Điều này khác hẳn những gì chúng ta thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, khi tàu vũ trụ bay qua luôn có nguy cơ bị va chạm với các tiểu hành tinh trong vành đai.
Vành đai tiểu hành tinh nổi tiếng nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
- Người xưa tin rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ
Hàng ngàn năm trước con người vẫn chưa biết về Hệ Mặt Trời và tin rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ còn Mặt Trời và các thiên thể khác đều xoay xung quanh nó. Đây là mô hình địa tâm được coi là hình mẫu tiêu chuẩn của người Hy Lạp cổ đại. Họ cũng tin rằng những sự chuyển động của các hành tinh đi theo đường tròn chứ không phải hình elip.
Khi chưa có nhận thức về hệ Mặt Trời, trong hàng ngàn năm người ta đã tin rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.
- Khối lượng của Mặt Trời
Mặt Trời chiếm 99,86 % khối lượng vật thể đã biết của hệ Mặt Trời với 91% là hydrogen và 8,9% là helium. Sao Mộc và sao Thổ chiếm phần lớn khối lượng còn lại. Các hành tinh nhỏ bao gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khối lượng của Hệ Mặt trời.
Mặt Trời không những là trung tâm của cả tinh hệ mà còn chiếm hầu hết khối lượng vật thể đã biết của hệ Mặt Trời.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của BME sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và thú vị về cuộc sống cũng như học tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả hơn nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong “Những sự thật thú vị” lần sau!