BỎ TÚI 7 QUY TẮC KHOA HỌC VÔ CÙNG THÚ VỊ

          Hiện nay, thông qua các chương trình giáo dục tại trường học, trẻ nhỏ đã sớm được tiếp cận với những kiến thức đa dạng về khoa học – tự nhiên như: thuyết tương đối của Einstein, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hay thậm chí là cả quá trình sao chép DNA… Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều những bài học thú vị khác mà trường học không dạy cho trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng B.STEM khám phá 7 quy tắc lý thú về khoa học – tự nhiên không phải ai cũng biết đến khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhé!

          1. Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc:

          Dạy trẻ biết cách sử dụng phương pháp “Gậy và Mặt trời” (phương pháp Owen Doff) Owen Doff là một phi công người Anh, trong suốt cuộc đời, ông đã phiêu lưu đi khắp nơi trên thế giới và đã tìm ra một cách để xác định phương hướng. Ông đã thử hơn 1000 lần từ khắp nơi, và cho kết quả gần đúng chỉ với một cây gậy dưới ánh mặt trời. Để tưởng nhớ công ơn của ông, người ta đã gọi phương pháp này theo tên của ông là Oweb Doff.

          Cách để xác định phương hướng như sau:

  • Khi trời nắng, cắm một cây gậy xuống sao cho vuông góc với mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T (hướng Tây).
  • Sau 15 phút, bóng gậy sẽ khác đi và có đỉnh bóng lúc này chính là Đ (hướng Đông).
  • Nối hai đỉnh bóng Đông và Tây đã xác định, trẻ sẽ có một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây, trong đó đầu T chỉ hướng Tây và đầu Đ chỉ hướng Đông.
  • Sau khi đã xác định được hướng Đông hoặc Tây, trẻ có thể dễ dàng nhìn ra được hướng Bắc hay Nam

 

          2. Tính khoảng thời gian mặt trời lặn:

          Vào mỗi buổi chiều, hãy dạy trẻ xác định còn bao nhiêu phút nữa Mặt Trời sẽ lặn bằng cách sau:

  • Đứng tại một nơi bất kỳ mà ở đó trông thấy được cả mặt trời và đường chân trời.
  • Đưa bàn tay lên đặt song song với mặt trời (lưu ý khép các ngón tay lại) sao cho bàn tay nằm ngang theo đường chân trời và mặt trời nằm ngay phía trên ngón trỏ.
  • Đếm số ngón tay từ ngón trỏ cho đến ngón cuối cùng chạm vào đường chân trời.
  • Mỗi ngón tay được tính tương đương với khoảng 15 phút, cộng lại trẻ sẽ tính được khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện quan sát cho đến khi mặt trời lặn qua khỏi đường chân trời.

     

          3. Mặt trăng đang khuyết dần hay tròn dần?

          Để biết được Mặt trăng đang tròn hay khuyết dần, hãy dạy trẻ dùng những C và D để xác định:

  • Nếu Mặt Trăng có hình chữ C, đó có nghĩa là nó đang khuyết dần.
  • Ngược lại, nếu Mặt Trăng có hình chữ D, nó đang tròn dần.

          Vì vậy, chỉ cần quan sát hình dáng của mặt trăng và ghi nhớ qui tắc đơn giản này, trẻ có thể dễ dàng nhận ra được chu kỳ của mặt trăng.

 

          4. Xác định pin còn đầy hay đã cạn:

          Để kiểm tra xem cục pin của bạn có còn dùng được hay không, hãy làm theo các bước như sau:

  • Nhấc một cục pin theo phương thẳng đứng cách bề mặt khoảng 1-2 cm rồi thả xuống.
  • Cục pin đứng yên, tức là nó vẫn dùng tốt.
  • Nếu cục pin nảy lên rồi đổ xuống, có nghĩa là nó đã cạn và bạn nên vứt nó đi.

 

          5. Đo chiều dài của đồ vật chỉ bằng ngón tay:

          Khi không có thước kẻ bên cạnh thì ngón tay chính là giải pháp hàng đầu giúp con đo đạc mọi thứ một cách tương đối. Theo tính toán thì khoảng cách từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay trỏ là khoảng 18 cm, trong khi từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay út là khoảng 20 cm.

 

          6. Đo độ lớn của góc:

          Hướng dẫn trẻ đo độ lớn của các góc chỉ bằng bàn tay:

  • Xòe bàn tay ra rộng nhất có thể sao cho ngón cái và ngón út tạo thành một góc vuông 90° và những ngón khác có khoảng cách đều nhau.
  • Ngón tay út đặt dưới cùng nghĩa là 0°, góc giữa ngón út và ngón cái tương ứng 90°
  • Góc giữa ngón út và các ngón còn lại lần lượt là 30°, 45° và 60°.

 

          7. Đếm số ngày trong một tháng mà không cần lịch:

          Các khớp nối trên bàn tay sẽ giúp trẻ dễ dàng biết được tháng đó có bao nhiêu ngày. Nắm bàn tay lại thành nắm đấm lúc này các khớp ngón tay sẽ tạo ra những chỗ lồi và lõm để tượng trưng cho số ngày trong 12 tháng của năm. Tiếp đó, bố mẹ có thể dạy bé đếm trên một hoặc cả hai tay.

          Nếu đếm trên một tay, hướng dẫn trẻ bắt đầu đếm từ chỗ lồi của khớp ngón trỏ bàn tay trái đến ngón út. Khi đếm đến chỗ lồi của ngón út nghĩa là bé đã đếm đến tháng 7, sau đó quay lại chỗ lồi của khớp ngón trỏ đếm tiếp từ tháng 8 cho đến tháng 12.

          Nếu đếm trên cả hai tay thì trẻ cần dạy trẻ bắt đầu từ chỗ lồi của khớp ngón tay út bàn tay trái trở đi. Cách này dường như dễ hơn cho các bé.

          Bố mẹ cần lưu ý cho trẻ biết rằng những tháng nằm trên chỗ lồi sẽ có 31 ngày, ở chỗ lõm thì có 30 ngày và riêng tháng 2 (nằm ở chỗ lõm) có từ 28 đến 29 ngày.

          Trên đây là 7 qui tắc khoa học vô cùng đơn giản mà trẻ có thể áp dụng và thực hành ngay vào các tình huống thực tế. Hi vọng chúng sẽ trở thành những hành trang quý giá và hữu ích đối với trẻ trong đời sống hàng ngày!

 

Các tin tức khác