Các Trò Chơi Team Building Dành Cho Học Sinh Tiểu Học

Ngày nay phụ huynh đã và đang rất quan tâm về việc phát triền kỹ năng cho con cái. Và một trong những cách để phát triển kỹ năng tổng hơp nhất là thông qua các trò chơi tập thể. Trò chơi team building đang ngày càng trở thành hoạt động rất gần gũi thú vị đối với các bạn học sinh ở nhiều lứa tuổi. Ở đó, các kỹ năng mềm, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp hay khả năng xử lý tình huống được phát huy vô cùng hiệu quả cho lứa tuổi học sinh.

     

 Ngày hôm nay, các bạn hãy cùng BME khám phá 5 trò chơi team building vô cùng thú vị và rất dễ tổ chức.

  1. Đôi hài vạn dặm

        Trò chơi team building “đôi hài vạn dặm” có thể đã quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, đây vẫn là một trò chơi có khả năng kích nhiệt tinh thần đồng đội rất cao. Vì vậy đây vẫn có thể là trò chơi rất được yêu thích.

Trò chơi Teambuilding quen thuộc, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của các bạn trong cùng một đội chơi.

  • Số lượng: Mỗi đội chơi sẽ có 5 người. Trò chơi phù hợp với số lượng học sinh từ 20-30 người. Chia lần lượt theo đội chơi và cỗ vũ.
  • Đạo cụ: Mỗi đội sẽ nhận được một đôi hài khổng lồ từ ban tổ chức. Đôi hài được làm từ hai thanh ván bằng gỗ, dài 1,2 – 1,6m  có quai đeo cho các thành viên hoặc dây cầm hỗ trợ như hình minh họa. Ban tổ chức chuẩn bị cờ hiệu chiến thắng.
  • Thể lệ: Các thành viên xỏ chân vào đôi hài và di chuyển thật nhanh từ vạch xuất phát tới đích nhận cờ hiệu sau đó trở về cho nhóm tiếp theo di chuyển cho tới khi ban tổ chức thông báo kết thúc thời gian trò chơi. Các thành viên trong đội phải di chuyển cùng nhau. Trong 3 phút. Đội nào có nhiều cờ hiệu hơn đội đó sẽ dành được chiến thắng. Lưu ý chân không được chạm đất. Nếu đội chơi phạm luât. Cả nhóm sẽ phải di chuyển về vị trí vạch xuất phát.
  • Ý nghĩa: Trò chơi thể hiện sự gắn kết, nhịp nhàng, hiểu nhau và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, giúp cho các bạn nhỏ có thêm tinh thần tập thể và phối hợp cùng nhau một cách ăn ý.
  1. Bánh xe thần tốc

 

Trò chơi giúp trẻ phát huy khả năng làm việc nhóm cũng như khả năng lãnh đạo khi là người đội trưởng.

  • Số lượng: Tùy theo số lượng người chơi. Trò chơi tối tiểu từ nhóm 15 người trở lên. Số người trong một đội có thể lên tới 10 người và kích thước đạo cụ phụ hợp với số lượng người chơi.
  • Đạo cụ: Bánh xe khổng lồ được làm từ vải cứng hoặc bạt để di chuyển về đích như hình minh họa. Chúng ta có thể sử dụng những vật liệu tái chế như những tấm bạt cũ để tạo ra những chiếc bánh xe thú vị.
  • Thể lệ: Người chơi sẽ phải di chuyển bánh xe về đích với điều kiện chân không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, tay không được rời khỏi bánh xe và phối hợp nhịp nhàng giúp bánh xe di chuyển. Đội nào phạm luật sẽ phải quay trở lại vạch xuất phát. Trong quãng đường như nhau. Đội nào về đích sớm nhất sẽ dành được chiến thắng
  • Ý nghĩa: Trò chơi thể hiện sự chung sức đồng lòng, rèn luyện tính kiên trì và khéo léo. Quả thực sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị dành cho các bạn nhỏ trong mỗi dịp sinh hoạt ngoài trời.
  1. Trò Chơi Kéo Co Bốn Phương

        Một trong những trò chơi team building không bao giờ lỗi mốt, xuất phát từ trò chơi dân gian Việt Nam – kéo co. Nếu bạn đã từng một lần chơi thử trò chơi này chắc chắn không thể quên được những cảm xúc tuyệt vời. Kéo co mang lại nguồn năng lượng vô cùng lớn cùng tinh thần đồng đội tuyệt vời phải không nào. Vậy thì sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách chơi kéo co thú vị hơn nhé.

Trò chơi kéo co bốn phương vừa tăng cường tinh thần đồng đội, vừa nâng cao sức mạnh của tất cả thành viên.

  • Số lượng: Trò chơi phù hợp với nhóm học sinh từ 20 người trở lên. Chia làm 4 đội chơi, mỗi đội từ 4 bạn trở lên tùy theo số lượng tập thể.
  • Đạo cụ: Dây thừng loại tốt kéo co được cố định tại vị trí trung tâm và chia làm 4 hướng như hình minh họa. Tại đầu của mỗi dây kéo đều sẽ được gắn một lá cờ để thể hiện điểm thắng/ thua cuộc của mỗi đội.
  • Thể lệ: Các đội chơi dùng sức kéo sau khi có hiệu lệnh của MC. đội nào có sức khỏe bền bỉ và kéo đc lá cờ trên dây về phía mình sẽ là đội dành chiến thắng. Không còn là kéo co giữa hai đội chơi đơn thuần, giờ đây mỗi đội sẽ phải đối đầu với 3 đội chơi còn lại. Quả thực sẽ đội nào chiến thắng chắc hẳn có kỹ năng rất tốt và một sức khỏe dẻo dai.
  • Ý nghĩa: Chiến thắng ko chỉ dựa trên sức mạnh mà còn dựa trên sự bền bỉ, kiên trì của tất cả thành viên.
  1. Trò Chơi Đập Niêu Đất
  • Số lượng: Phù hợp với rất nhiều hình thức chơi, có thể dành cho nhóm, ít người hoặc nhiều người.
  • Đạo cụ: Để chuẩn bị chơi đập niêu đất, người ta dựng giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu.
  • Thể lệ: Người chơi sẽ bịt mắt và cầm một chiếc gậy dài đứng vào vạch mốc cách vị trí treo niêu tối thiểu 6m. Từ vị trí xuất phát, người chơi phải xoay tại chỗ 3 vòng rồi mới được xuất phát, tìm đập những chiếc niêu treo trên dây. Mỗi người chơi sẽ chỉ được một cơ hội duy nhất để đạp trúng mục tiêu. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ.

Lắng nghe đồng đội chỉ dẫn, khéo léo cảm nhận vị trí là những gì cần làm để chiến thắng trò chơi này.

  • Lưu ý: Để cho trò chơi được thú vị, người cổ vũ có thể hỗ trợ người chơi bằng giọng nói, chỉ dẫn người chơi hoàn thành và đập vỡ được niêu đất.
  • Ý Nghĩa: Thông qua trò chơi này, rèn luyện sự thăng bằng, khéo léo và tính đồng đội. chúng ta sẽ giúp các bạn học sinh giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian.
  1. Trò chơi “Truyền tin mật”
  • Số lượng: Trò chơi phù hợp với nhóm học sinh từ 20 trở lên. Mỗi nhóm tối thiểu 5 người, chia thành các đội tương ứng.
  • Đạo cụ: Bút viết, giấy trắng
  • Thể lệ: Tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò sẽ cung cấp cho thành viên đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả các đội cùng chung một bản). Thứ tự từ người thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó dành chiến thắng.

  

Trò chơi này sẽ rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác với đồng đội, khả năng nắm bắt thông tin nhanh và chính xác.

  • Ý nghĩa: Trò chơi rèn luyện cho các bạn có khả năng ghi nhớ, phán đoán và hoàn thành nhiệm vụ.

        Tổ chức team building cho học sinh không khó nhưng bạn cần biết chọn trò chơi sao cho phù hợp với lứa tuổi của các bé cũng như hỗ trợ việc rèn luyện những kỹ năng cho các bé. Thông qua các trò chơi, không chỉ giúp các con được vui chơi thỏa thích, sáng tạo. Chúng ta có thể giúp trẻ rèn luyện được sự khéo léo, tập trung và tính kiên nhẫn. Những điều ấy thực sự rất cần thiết cho trẻ nhỏ để phát triển một cách toàn diện. Song song cùng với việc học văn hóa, kiến thức trên trường lớp.

        Trên đây là những trò chơi team building dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ vận dụng tốt vào quá trình dạy các em trong những buổi ngoại khóa.

Các tin tức khác